Ant Green blogger theme

Quy Trình Vay

Đăng Ký!

Thông tin sản phẩm được các Ngân hàng, Công ty bảo hiểm cung cấp nên luôn đảm bảo tính chính xác và kịp thời

Khám phá ngay

Thông Tin

[tintuc]

Sở Xây dựng TP.HCM vừa chính thức ra mắt ứng dụng Sở Xây dựng trực tuyến – “SXD247”, cho phép người dân có thể tra cứu thông tin chính thống dự án nhà ở thương mại từ cơ quan nhà nước, chủ đầu tư dự án và phản ánh góp ý nhanh cho Sở.


Theo thông tin Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) đưa ra ngày 9/12, nhằm đáp ứng nhu cầu và quyền lợi tiếp cận thông tin của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, Sở Xây dựng TP.HCM phối hợp cùng FPT IS xây dựng vừa ra mắt ứng dụng “SXD247” – giải pháp cho phép tra cứu thông tin dự án bất động sản tích hợp cùng hàng loạt tính năng phục vụ cho nhu cầu nhà ở thương mại, nhà ở xã hội của người dân.


            Ứng dụng được cung cấp miễn phí trên kho ứng dụng IOS và Android.

Hoặc Truy cập Website: https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/

Ứng dụng Sở Xây dựng trực tuyến được cập nhật dữ liệu về các dự án, người dân, tổ chức, doanh nghiệp chỉ mất vài giây để tra cứu đầy đủ thông tin dự án nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố, tránh tình trạng đầu tư vào “dự án ma”. Các dữ liệu cập nhật bao gồm: Tên chủ đầu tư, địa chỉ chủ đầu tư, quy mô đầu tư, thông tin về diện tích dự án, pháp lý dự án, tiến độ dự án và hình ảnh thực tế.

Với ứng dụng “SXD247” (cung cấp miễn phí trên kho ứng dụng iOS và Android), người dân chỉ mất vài giây để tra cứu đầy đủ thông tin dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố bao gồm: tên chủ đầu tư, địa chỉ chủ đầu tư, qui mô đầu tư, thông tin về diện tích dự án, pháp lý dự án, tiến độ dự án và hình ảnh thực tế.

Ngoài ra, ứng dụng còn cho phép tra cứu được hàng loạt thông tin hữu ích như: tình trạng giải quyết các hồ sơ, giấy phép xây dựng, chứng chỉ hành nghề và các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng.

Khi có nhu cầu về phản ánh góp ý, người dân chỉ mất vài phút để gửi nội dung các sự cố về xây dựng, sự cố ngập nước, sự cố chiếu sáng, trật tự xây dựng… qua ứng dụng bao gồm thông tin phản ánh và hình ảnh đi kèm.

Tiếp đến, hệ thống sẽ thông báo tức thì đến đơn vị phụ trách thông qua ứng dụng và tin nhắn văn bản gửi đến điện thoại di động (SMS). Lãnh đạo Sở cũng có thể giám sát trực tiếp các phản ánh

✅: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VINHOBANKPRO
✪: Số ĐKKD: 0315814683 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 25/07/2019
➥: 294B1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM
➥: Chi Nhánh : 80 Phùng Hưng, Phường Phước Long, Tp.Nha Trang, Khánh Hòa
☎: 0937.951.168 - 0917.090.269
✉: vinhobank@gmail.com

[/tintuc]

[tintuc]


Nợ xấu có vay ngân hàng được hay không?

1. Nợ xấu nghĩa là gì

Hay còn được gọi là nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Nợ xấu là hình thức nợ quá hạn ngân hàng tức là khách hàng không thanh toán đúng hạn gốc và lãi định kỳ theo quy định tại hợp đồng vay. Tất cả những khoản nợ kể cả nợ lãi và/hoặc nợ gốc trong thời gian từ nợ nhóm 3 đến nợ nhóm 5 thì được gọi là nợ xấu. Nếu thời gian chậm trả lớn hơn thì khoản nợ sẽ chuyển sang nhóm nợ cao hơn:

a. Nợ nhóm 1 (nhóm nợ đủ tiêu chuẩn): Thời gian quá hạn dưới 10 ngày

b. Nợ nhóm 2 (nhóm nợ cần chú ý): thời gian quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày

c. Nợ nhóm 3 (nhóm nợ dưới tiêu chuẩn): Thời gian quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày

d. Nợ nhóm 4 (nhóm nợ nghi ngờ bị mất vốn): Thời gian quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày

e. Nợ nhóm 5 (nhóm nợ có khả năng mất vốn): Thời gian quá hạn từ 180 ngày trở lên.


2. Dự phòng nợ khó đòi

Còn được gọi là “dự phòng nợ xấu“, đây là một trường hợp tài khoản được liệt kê trong hiện tại tài sản của bảng cân đối kế toán. Dự phòng nợ khó đòi sẽ tổ chức một số tiền để cho phép giảm trong các khoản phải thu sổ kế toán do không thu các khoản nợ. Điều này cũng có thể được gọi là phụ cấp đối với các khoản nợ xấu.

DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG LÀ GÌ?

3. Xóa nợ xấu là gì ? Và cách xóa nợ xấu

Tình trạng nợ xấu sẽ được ghi nhận trên hệ thống CIC và sau 1 khoảng thời gian nhất định đối với từng nhóm nợ thì hệ thống sẽ tự động xóa đi lịch sử nợ xấu.

Cách để xóa nợ nhóm 2 :

Khách hàng phải đóng đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng những lần thanh toán chậm trễ nhất,

Khi ngân hàng thông báo cho anh/chị là đã đóng đầy đủ rồi thì tính từ Ngày, Tháng, Năm đó cho đến đúng Ngày, Tháng, Năm sau (12 tháng)

Lúc đó nợ nhóm 2 của anh chị sẽ tự động được xóa trên CIC.

NỢ NHÓM 2 LÀ GÌ? NGÂN HÀNG NÀO CHO VAY KHÁCH HÀNG CÓ NỢ NHÓM 2

Cách để xóa nợ nhóm 3, 4, 5:

Cũng giống như xóa nợ nhóm 2,

Thì tính từ ngày khách hàng thanh toán (Đóng đầy đủ) đợt phát sinh nợ xấu lần cuối cùng nhất, thì trong 5 năm sau khách hàng vẫn đóng đầy đủ.

Thì nợ xấu của khách hàng sẽ tự động mất trên hệ thống CIC ngân hàng Nhà Nước.

Các trường hợp nợ xấu có thể chấp nhận được Ngân hàng cho vay

Tất cả các TCTD hoặc Ngân hàng cho vay hiện nay đều coi thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng là một căn cứ để quyết định cho vay. Nếu khách hàng vay vốn có lịch sử nợ xấu thì rất khó để họ vay được tiền ngân hàng. Do vậy, việc xóa lịch sử nợ xấu là một việc rất thiết thực, cần thiết, thậm chí rất nhiều người chấp nhận mất các khoản chi phí để thực hiện việc này. 

Chúng ta đều biết rằng lịch sử các khoản nợ xấu của một cá nhân được ghi nhận trên CIC không mất ngay lập tức nên ảnh hưởng đến khả năng đi vay lần sau. Nhưng sẽ có 1 số trường hợp sau đây có thể được phê duyệt:

Đối với các khoản vay dưới 10 triệu đồng, khách hàng cần thực hiện thanh toán ngay lập tức. Vì căn cứ theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì từ ngày 01/12/2014 Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay có dư nợ quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán. Do vậy nếu khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng sẽ không còn lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình nữa.

Đối với các khoản vay trên 10 triệu đồng, khách hàng vẫn cần thu xếp.tài chính để tất toán ngay khoản nợ xấu bao gồm cả gốc.và lãi phát sinh tại thời điểm thanh toán. Khi đã thanh toán khoản vay này thì đây là cách tốt nhất để.giải quyết triệt để khoản nợ xấu tại ngân hàng của người vay. Sau đó cần thông báo ngay với cán bộ tín dụng về việc chúng ta đã hoàn.thành việc thanh toán hết nợ quá hạn tại tổ chức tín dụng. Nếu cần thì khách hàng hoàn toàn có quyền đề nghị ngân hàng.làm văn bản xác nhận về việc đã hoàn trả nợ đã quá hạn.và lí do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.

Thông tin lịch sử tín dụng của một khách hàng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Theo đúng tuần tự thì sau 12 tháng trả hết nợ nhóm 2 hoặc 60 tháng trả hết nợ nhóm 3, 4, 5; lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, một số ngân hàng vẫn chấp nhận khách hàng có lịch sử nợ xấu với điều kiện nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do lí do khách quan, và thực tế tình hình tài chính của người vay rất tốt.

Bởi vậy, người vay cần tránh mắc nợ quá hạn (rơi vào nhóm nợ xấu), điều này không chỉ mất “điểm” trong mắt các tổ chức tín dụng mà còn khó khăn khi vay vốn, thậm chí sẽ không được thực hiện thêm bất cứ một khoản vay bất kỳ nào nữa với các tổ chức, ngân hàng hoặc công ty tài chính ở Việt Nam.

4. Thu hồi nợ xấu là gì?

Thu hồi nợ xấu là yêu cầu khách nợ nhóm 3, 4, 5 thanh toán.cho chủ nợ các khoản tiền, tài sản khác đến hạn/quá hạn mà khách nợ phải trả.cho chủ nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa chủ nợ và khách nợ.hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Doanh nghiệp/Tổ chức hoặc cá nhân đạt trạng thái hoạt động lý tưởng.khi không nợ quá hạn và không bị doanh nghiệp/tổ chức hoặc cá nhân nào đó chiếm dụng vốn quá thời gian quy định. Tuy nhiên, thật khó để tìm ra doanh nghiệp/tổ chức hoặc cá nhân nào có thể đạt được trạng thái này trong hàng trăm ngàn doanh nghiệp/tổ chức hoặc cá nhân tại Việt Nam. Trên thực tế, các doanh nghiệp/tổ chức hoặc cá nhân đều muốn chiếm dụng vốn được của doanh nghiệp/tổ chức hoặc cá nhân khác càng lâu, càng có lợi cho mình, đặc biệt khi mà hoàn cảnh kinh tế khó khăn như những năm gần đây. Và bằng chứng là hầu hết các doanh nghiệp/tổ chức hoặc cá nhân bị phá sản bởi không thể thanh toán được các khoản nợ, hoặc không thể thanh khoản các khoản  nợ của khách nợ quá hạn.

Do đó, thu hồi nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Có thể chỉ ra được 3 ý nghĩa quan trọng sau:

. Đảm bảo sự lành mạnh về tài chính của doanh nghiệp, cá nhân. 

.  Đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp, tài chính của cá nhân. 

. Quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, cá nhân và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Thực tế trong công tác thu hồi nợ xấu cho thấy, rất nhiều.các khoản nợ tưởng chừng như rất rõ ràng, tuy nhiên.chủ nợ lại không thể chứng minh được rằng mình đã hoàn thành.nghĩa vụ với khách nợ trước khi phát sinh quyền đòi nợ. Trường hợp dễ gặp nhất đó là không có hợp đồng thỏa.thuận liên quan đến việc hợp tác, mua bán giữa hai bên. Đại diện khách nợ và chủ nợ là những người thân quen.nên chủ quan, không có hợp đồng hoặc hợp đồng.không thực hiện đúng các tiêu chuẩn pháp lý.

Tiếp đến là việc không có biên bản nghiệm thu, biên bản nghiệm.thu việc giao hàng, lắp đặt không có chữ ký, xác nhận của khách nợ. Đôi khi, có doanh nghiệp/tổ chức hoặc cá nhân lại vô tình gộp biên bản xác nhận.bàn giao nguyên vật liệu lắp đặt và biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình vào một. Vô hình chung, khi một trong hai nội dung công việc này không hoàn thành đúng, khách nợ.hoàn toàn có thể vịn cớ để trì hoãn thanh toán của toàn bộ giá trị đơn hàng.

5. Những đối tượng dễ bị nợ xấu?

Khách hàng có các khoản vay thế chấp hoặc tín chấp tại các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Ngoài ra trường hợp nợ xấu chiếm tỷ lệ cao là những đối tượng có sử dụng thẻ tín dụng và không thanh toán dư nợ đúng hạn.

Một số nguyên nhân khác là do tình hình khách hàng tài chính đột ngột bị giảm nên dẫn đến nợ xấu. Bên cạnh đó cũng do 1 vài trường hợp bận đi công tác nước ngoài và quên thanh toán các khoản nợ đúng hạn.

6. Tổ chức/Công ty nào mua lại nợ xấu?

Công ty Quản lý tài sản VAMC (tiếng Anh: VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY) có tên đầy đủ là CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM, được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nguyễn Văn Bình, vốn điều lệ của công ty là 500 tỷ đồng. Công ty này do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Nghị định số 34/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 31/03/2015, theo đó vốn điều lệ VAMC sẽ tăng lên thành 2 ngàn tỷ đồng

7. Nguyên dân dẫn tới nợ xấu

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nợ xấu như từ phía người vay vốn, từ phía ngân hàng, thậm chí từ những bất ổn của nền kinh tế, yếu tố khách quan, thiên tai dịch bệnh.

Trong trường hợp không có yếu tố tác động nào nhưng chỉ cần nguyên nhân khách quan như thiên tai cũng có thể tạo ra nợ xấu, dao động quanh mức 1% tổng dư nợ.

Về phía khách hàng, nguyên nhân dẫn tới nợ xấu do khách hàng có tình hình tài chính không tốt, năng lực chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, quản trị doanh nghiệp yếu, không thích ứng được với môi trường kinh tế thay đổi.

Về phía ngân hàng, nợ xấu do chất lượng thẩm định không tốt, rủi ro đạo đức của các cán bộ. Hiện tại, đã có nhiều cán bộ ngân hàng phải trả giá cho vấn đề này.

Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn trong ngành tài chính ngân hàng. Chúng tôi biết được những đơn vị sẵn sàng đồng ý cho vay. Tại VINHOBANKPRO, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn đàm phán với ngân hàng trong trường hợp này.

Nếu ngân hàng nói “KHÔNG” với bạn. Không có nghĩa là bạn hết cơ hội, hãy liên hệ với chúng tôi.

8. Biện pháp tránh nợ xấu

Ngoài những trường hợp như thiên tai, dịch bệnh hoặc tình hình.tài chính đột ngột giảm lý do ngoài ý muốn thì các trường hợp khác.dẫn đến nợ xấu chúng ta có biện pháp hạn chế:

+ Trả các khoản nợ hàng tháng đúng hạn, thường thì các khoản.nợ sẽ được Ngân hàng nhắc nhở sớm trước khi tới hạn.

+ Trường hợp đi công tác xa thì nên gửi 1 khoản tiền sẵn trên tài.khoản để khi đến hạn có thể chuyển trực tiếp cho Ngân hàng.

+ Và bên cạnh đó nhiều khách hàng mắc lỗi này.dẫn đến nợ xấu là do quên thanh toán tiền thẻ tín dụng.sau khi sử dụng dù cho số tiền mình sử dụng không nhiều.nên khách hàng cần lưu ý về thẻ tín dụng khi mình sử dụng.và nhớ trả đúng hạn dù cho số tiền đó lớn hay nhỏ.

9. Tổng kết

Bạn nên cố gắng hạn chế tối thiểu nhất việc bị nhảy nhóm nợ xấu tại ngân hàng. Nếu không may bị nợ xấu thì hãy liên hệ ngay với Gbank.vn để được tư vấn.


✅: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VINHOBANKPRO
✪: Số ĐKKD: 0315814683 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 25/07/2019
➥: 294B1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM
➥: Chi Nhánh : 80 Phùng Hưng, Phường Phước Long, Tp.Nha Trang, Khánh Hòa
☎: 0937.951.168 - 0917.090.269
✉: vinhobank@gmail.com

[/tintuc]

[tintuc]

Khi quyết định vay vốn ngân hàng mua nhà trả góp, khách hàng không chỉ quan tâm đến các thủ tục vay mà còn cần chú ý đến các yếu tố đảm bảo gói vay mua nhà lựa chọn là phù hợp và tiết kiệm nhất.

Thông thường có hai trường hợp đi vay phổ biến như sau:

Hai hình thức vay mua nhà trả góp

Vay mua nhà dự án:

Các CĐT thường liên kết với 1 – 2 hoặc tối đa 5 ngân hàng để tài trợ cho khách hàng mua sản phẩm tại dự án của mình. Trong trường hợp này bạn không thể tiếp cận khoản vay của các ngân hàng khác.

Bạn thường bỏ qua việc so sánh nếu dự án chỉ có một ngân hàng tài trợ. Nhưng ngay cả trường hợp duy nhất này cũng có rất nhiều gói vay với lãi suất và chi phí vay khác nhau.

Vay mua nhà đã có sổ:

Trong trường hợp này người vay gần như có thể tiếp cận vay vốn của tất cả các ngân hàng. Tuy vậy, việc lựa chọn còn thậm chí khó khăn hơn do số lượng thông tin cần so sánh quá lớn. Bạn sẽ rất dễ lựa chọn vay dựa trên yếu tố cảm tính như sự thân quen hay giới thiệu từ môi giới mà ít khi xét đến sự so sánh phù hợp để đảm bảo khoản vay mua nhà trả góp này đáp ứng tốt nhất nhu cầu và kế hoạch tài chính của bạn.

Nếu không đánh giá cẩn thận thì sẽ rất dễ dẫn đến các gánh nặng tài chính trong tương lai làm xáo trộn cuộc sống của cả gia đình. Tuy nhiên làm thế nào để lựa chọn được gói vay ngân hàng tốt nhất giữa hàng chục gói vay mua nhà trả góp trên thị trường thực sự là vấn đề khó khăn đối với người đi vay.

Nội dung So sánh lãi suất vay mua nhà trả góp

Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm tính trên số vốn vay mà bên vay phải trả kèm theo gốc vay.

Lãi suất được tính như thế nào ?

Hiện nay, hầu hết các sản phẩm cho vay mua nhà trả góp đều có công thức chung là cố định lãi suất trong thời gian ưu đãi và thả nổi trong các năm sau.

Thực tế, mỗi ngân hàng sẽ áp dụng quy định tính lãi khác nhau và mức lãi suất công bố khác nhau với từng gói vay. Nên nhiều trường hợp chỉ nhìn lãi suất niêm yết mà không hiểu rõ quy tắc tính lãi, khách hàng sẽ tưởng rằng lãi suất thấp nhưng thực ra lại cao hơn so với thị trường.

Mức lãi suất thấp luôn là “mồi câu” của các gói vay từ ngân hàng, và cũng là yếu tố quan tâm hàng đầu cho việc trả lãi sau này. Tuy nhiên, thời gian duy trì của mức lãi suất thấp, các điều kiện nhận tiền vay và các loại phí đi kèm là điều bạn cần quan tâm hơn cả. 

Do vậy, khách hàng nên đặt những câu hỏi cụ thể về lãi suất như là: lãi suất này tính theo dư nợ giảm dần hay dư nợ ban đầu? Lãi suất cố định hay thả nổi? Nếu thả nổi thì quy tắc điều chỉnh như thế nào? Số tiền lãi phải trả định kỳ là bao nhiêu?…

Lãi suất cho vay cố định

Trong trường hợp lãi suất cho vay được cố định trong một khoảng thời gian cụ thể, khách hàng yên tâm là trong suốt thời gian này mức lãi suất sẽ không bị thay đổi vì bất kỳ lý do nào. Thông thường các ngân hàng sẽ cố định lãi suất cho vay từ 6 tháng đến 2 năm để đảm bảo không bị tác động lớn khi thị trường tín dụng Việt Nam bị biến động.

Ví dụ, ngân hàng công bố lãi suất cho vay từ ngày 1/1 – 1/3 là 8% và cố định trong 12 tháng. Điều này có nghĩa là:

Đối với các hồ sơ vay được phê duyệt và giải ngân từ 1/1-1/3 sẽ được áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất này.

Mức lãi suất trên toàn bộ số tiền được ngân hàng giải ngân trong giai đoạn này sẽ được áp mức lãi suất là 8% và không thay đổi trong suốt 12 tháng kể từ thời điểm giải ngân.

Để thu hút khách hàng, nhiều ngân hàng áp dụng những gói vay mua nhà trả góp hấp dẫn với lãi suất ban đầu thấp, chỉ 7 – 9%/năm, nhưng áp dụng thời gian ưu đãi ngắn. Sau đó thả nổi lãi suất theo thị trường và tính theo công thức: lãi suất tham chiếu điều chỉnh định kỳ cộng với biên độ % cố định. Mức lãi suất này lên đến 10 – 12%/năm hoặc cao hơn cho những năm tiếp theo. 

Lãi suất cho vay thả nổi

Đối với các khoản vay có lãi suất thả nổi, khách hàng cũng cần lưu ý đến biên độ điều chỉnh lãi suất của ngân hàng. Khách hàng sẽ dễ nhầm lẫn nếu chỉ nhìn vào biên độ điều chỉnh để đánh giá lãi suất cho vay các ngân hàng.

Ví dụ như ngân hàng A có biên độ lãi suất là 3,5% thì lãi suất thấp hơn ngân hàng B với biên độ lãi suất 4%. Điều này là chưa chính xác vì biên độ điều chỉnh chỉ là một tham số trong công thức tính lãi suất thả nổi.

Khách hàng cần quan tâm đến một yếu tố khác nữa đó là lãi suất cơ sở. Thông thường lãi suất cơ sở tính theo mức lãi suất huy động vốn 12 tháng. Như vậy như ví dụ trên ngân hàng A có lãi suất cơ sở là 8% và của ngân hàng B là 7% thì thành ra lãi suất cho vay của ngân hàng A (11,5%) cao hơn so với của B (11%)

Do vậy, đối với những dự án mà có nhiều gói tài trợ, nhiều ngân hàng cho vay thì để so sánh lãi suất và ra quyết định là khá phức tạp.

Làm thế nào để so sánh và lựa chọn chính xác gói vay tiết kiệm nhất

Dưới đây là các bước để xác định được gói vay trả góp lãi suất thấp nhất, chi phí tiết kiệm nhất và chính sách ưu đãi nhất.


Xác định thời gian ưu đãi

Ngân hàng thường cung cấp các gói lãi suất trong một khoảng thời gian cố đinh từ 6-24 tháng tuỳ vào chính sách ban hành trong từng thời điểm hoặc từng dự án cụ thể. Người đi vay cần tìm hiểu kỹ xem thời gian ưu đãi lãi suất cụ thể là bao lâu.

Xác định số tiền sẽ nhận nợ trong thời gian ưu đãi

Nếu giải ngân lần đầu với số tiền chiếm tỷ lệ lớn trên vốn vay, bạn nên lựa chọn gói vay có lãi suất thấp trong thời gian gian ưu đãi mặc dù lãi suất sau ưu đãi có thể cao hơn để hưởng trọn ưu đãi từ ngân hàng.

Ngược lại, nếu ngân hàng giải ngân nhiều lần và số tiền lúc đầu tỷ lệ không cao thì bạn có thể lựa chọn gói ưu đãi cao hơn những lãi suất sau thời gian ưu đãi thấp hơn.

Xác định lãi suất sau thời gian ưu đãi

(1) Xem xét lãi suất thả nổi được xác định như thế nào và cộng biên độ với lãi suất huy động kỳ hạn nào.

Ví dụ, lãi suất sau thời gian ưu đãi được quy định là bằng LSTG 12 tháng + 4%, được hiểu là:

Tại thời điểm điều chỉnh lãi suất sau thời gian ưu đãi, ngân hàng sẽ áp lãi suất tiền gửi 12 tháng trả sau cho cá nhân (giả sử là 8%) cộng với biên độ 4% và tổng lãi suất áp cho khách hàng là 8% + 4% = 12%/năm

Trường hợp lãi suất cơ sở để cộng biên độ là lãi suất huy động thì tương đối yên tâm vì tất cả các ngân hàng đều phải công khai lãi suất tiền gửi trên website.

Lưu ý quy định của ngân hàng về thời điểm thay đổi lãi suất cơ sở. Việc áp dụng cách tính lãi suất trên không có nghĩa mức lãi suất 12% được duy trì trong cả năm mà sẽ thay đổi theo quy định của ngân hàng.

(2) Đánh giá xu hướng lãi suất trong tương lai: Nếu xu hướng lãi suất hoặc nền kinh tế có vẻ tăng trưởng nóng dẫn đến lãi suất có khả năng tăng mạnh trong thời gian tới thì bạn nên lựa trọn gói ưu đãi dài hơn và ngược lại.

Xác định mục đích vay và thời gian vay dự kiến

Khách hàng bắt buộc phải xác định vay là để mua căn hộ với mục đích gì:

Vay mua nhà để ở

Vay mua nhà để cho thuê

Vay mua nhà để đầu tư sang nhượng

Với mỗi mục đích vay khác nhau thì thời gian sở hữu cũng như sự quan tâm về dòng tiền trả nợ của khách hàng là khác nhau. Kết quả chính xác phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu cụ thể của khách hàng.

Ví dụ cụ thể khi so sánh lãi suất vay ngân hàng tại 1 dự án


GóiLãi suất ưu đãi cố địnhLãi suất sau thời gian ưu đãi
18,2%/năm trong 18 thángLSTK 13 tháng + 4,2%/năm
28,6%/ năm trong 18 thángLSTK 24 tháng + 3,5%/năm
39,2%/năm trong 12 thángLSTK 12 tháng + 4,0%/năm
Vậy bạn nên chọn gói tài trợ nào?
Xem xét các loại chi phí khác
Bên cạnh việc so sánh lãi suất vay mua nhà, bạn cần kiểm tra các loại chi phí vay khác. Sau khi nhận được thông báo “chấp thuận” của ngân hàng, bạn hào hứng đặt bút ký hợp đồng tín dụng, nhưng sẽ nhanh chóng “bàng hoàng” với những khoản phí mẹ, phí con của ngân hàng đặt ra.
Các loại phí này (trừ phí phạt trả nợ trước hạn) thường không được công bố ngay từ đầu, khi khách hàng ký vay mới xuất hiện. Trong khi tất cả mức phí này sẽ được cộng dồn vào lãi suất danh nghĩa để tính toán chính xác mức lãi suất thực cho khách hàng. Do đó, trước khi đặt bút ký hồ sơ, bạn nên hỏi rõ các khoản phí phát sinh để tránh bất ngờ và thiệt thòi về sau. Các loại phí ngân hàng thường thu như sau:
Phí Bảo hiểm nhân thọ cho người vay, mức phí này dựa trên số tiền vay.
Phí Bảo hiểm tài sản đảm bảo: Theo giá trị tài sản
Phí công chứng và đăng ký Giao dịch đảm bảo: theo giá trị tài sản.
Phí định giá tài sản: từ 1 triệu đồng/căn nhà trở lên, tùy vào giá trị căn nhà
Phí phạt chậm trả: khi thanh toán tiền gốc và lãi chậm so với quy định, ngoài khoản tiền lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn, có thể bạn còn phải thanh toán tiền phạt theo quy định của một số Ngân hàng.
 Mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng khác nhau vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi nộp hồ sơ vay. Tại Gbank, đối với các dự án có liên kết với chúng tôi, một Danh sách các ngân hàng tài trợ sẽ được liệt kê kèm theo chi tiết tất cả các khoản lãi suất và chi phí liên quan của từng ngân hàng.
Mức phí trả nợ trước hạn
Có hai loại phí trả nợ trước hạn mà bạn cần phải biết khi quyết định vay mua nhà trong ngắn hạn:
Phí cam kết rút vốn: Phí này áp dụng khi bạn đã làm hồ sơ vay nhưng không rút vốn.
Phí trả nợ trước hạn: Ngân hàng sẽ công khai mức phí này khi ký hợp đồng vay. Mức phí này được áp dụng trên số tiền đã giải ngân nhưng tất toán sớm hơn thời hạn quy định trong hợp đồng tín dụng.
Điều kiện xét duyệt khi vay mua nhà
Khi cho vay, các Ngân hàng rất quan tâm đến năng lực trả nợ của khách hàng. Nhiều khách hàng đã tốn rất nhiều thời gian làm việc với Ngân hàng nhưng cuối cùng nhận được kết quả từ chối cho vay. Sự từ chối này dẫn đến việc lỡ nhiều cơ hội kinh doanh hoặc rủi ro khi đã đầu tư nửa chừng nhưng không được vay vốn. Để có thể tự ước tính khả năng vay vốn của mình, bạn cần xem xét hai yếu tố sau:
Xác định nguồn trả nợ
Các nguồn thu nhập trả nợ thông thường được các Ngân hàng chấp nhận như sau:
Nguồn thu nhập được tất cả các Ngân hàng chấp nhận 100% là nguồn thu nhập từ lương qua tài khoản Ngân hàng.
Các nguồn thu nhập khác như nguồn thu từ cho thuê nhà, cho thuê xe (cần có Hợp đồng thuê và giấy tờ sở hữu nhà/xe)
Các nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh, phần vốn góp vào Doanh nghiệp sẽ phải thẩm định phức tạp và mỗi Ngân hàng có một số tiêu chí khác nhau.
Nhiều Ngân hàng có thể chấp nhận thêm các nguồn thu nhập khác như nhu nhập từ việc bạn được người thân (cha mẹ, con, anh chị) ủy quyền sử dụng nguồn thu từ việc cho thuê nhà, cho thuê xe. Ngân hàng cũng chấp nhận thu nhập của người thân của bạn nếu bạn được người thân cam kết trả nợ thay.
Xác định tài sản đảm bảo (TSĐB)
Tài sản đảm bảo thông thường nhất là nhà và xe. Trường hợp mua nhà Dự án, Ngân hàng chỉ cần thẩm định nguồn thu của bạn có đủ để trả nợ hay không chứ không thẩm định tài sản đảm bảo. Trường hợp bạn mua nhà đã có sổ, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra, khảo sát và định giá kỹ lưỡng tài sản này.
Các Ngân hàng chấp nhận tài trợ từ 60% cho đến 85% giá trị Hợp đồng mua bán tùy từng Dự án. Số còn lại bạn phải tự thu xếp.
Một số Ngân hàng chấp nhận tài trợ đến 100% giá trị căn hộ nếu bạn bổ sung thêm tài sản đảm bảo khác.
Các yếu tố định tính khác cần lưu ý
Ngoài các loại phí kể trên có thể định lượng được thì chất lượng của một khoản vay còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố định tính khác như thủ tục cho vay, thời gian xử lý hồ sơ, chất lượng tư vấn và chăm sóc khách hàng… Do đó, khi tìm hiểu về sản phẩm vay ở một ngân hàng nào đó, khách hàng nên tìm hiểu đầy đủ về lãi suất, phụ phí, và cả những chi phí cơ hội để có thể đánh giá đầy đủ về chi phí thực tế của khoản vay.
Trên đây là các thông tin chung về 5 yếu tố quan trọng giúp bạn lựa chọn được gói vay ngân hàng mua nhà trả góp lãi suất thấp nhất, chi phí tiết kiệm nhất và chính sách ưu đãi nhất. Khách hàng nên xem xét kỹ lưỡng và trao đổi với chuyên gia trước khi quyết định do khoản vay sẽ kéo dài 10 – 20 năm kể từ thời điểm ký hợp đồng vay đầu tiên. Liên hệ Hotline 028 362 0 2213 để nhận được những thông tin mới và chi tiết nhất về thông tin, pháp lý dự án và hỗ trợ vay mua tối ưu.

✅: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VINHOBANKPRO
✪: Số ĐKKD: 0315814683 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 25/07/2019
➥: 294B1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM
➥: Chi Nhánh : 80 Phùng Hưng, Phường Phước Long, Tp.Nha Trang, Khánh Hòa
☎: 0937.951.168 - 0917.090.269
✉: vinhobank@gmail.com

[/tintuc]

[tintuc]

Khi vay mua nhà, đa phần các khách hàng cá nhân thường ít cẩn trọng bởi tâm lý tin tưởng ngân hàng và mong muốn khoản vay được giải quyết sớm. Bên cạnh yếu tố lãi suất, mức phí phải thanh toán khi trả nợ trước hạn là một yếu tố được rất nhiều người vay quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và tính chính xác mức phí phạt này.


Phí trả nợ trước hạn là gì?
Là số tiền mà khách hàng phải thanh toán thêm cho ngân hàng khi muốn tất toán khoản nợ trước thời gian cam kết nhận nợ theo quy định trên Hợp đồng tín dụng.

Có những loại phí trả nợ trước hạn nào?
Thông thường các ngân hàng đều áp dụng mức phí phạt đối với các khoản đã giải ngân và người vay quyết định trả nợ trước hạn. Tuy nhiên quy định của mỗi ngân hàng là khác nhau và ngân hàng có thể áp dụng một trong hai hoặc cả hai mức phí sau đây:

1. Phí cam kết rút vốn
Áp dụng cho những khoản vay đã làm hồ sơ vay nhưng không rút vốn.
Tại thời điểm thanh toán sớm, người vay sẽ phải trả Phí cam kết rút vốn này.
Chỉ một số ngân hàng áp dụng mức phí này.
Phí cam kết rút vốn = Mức % phí phạt x Số tiền chưa giải ngân

2. Phí phạt trả nợ trước hạn
Áp dụng cho những khoản vay đã giải ngân nhưng tất toán sớm hơn quy định trên Hợp đồng tín dụng.
Tại thời điểm thanh toán sớm, người vay sẽ phải trả Phí phạt này.
Hầu hết các ngân hàng đều có mức phí này trong 5 năm đầu tiên.
Tuy nhiên, một số ngân hàng có thể áp dụng phí phạt trong thời gian dài hơn.
Phí trả nợ trước hạn = Mức % phí phạt x Số tiền gốc trả nợ trước hạn

Cách tính chính xác phí trả nợ trước hạn?
1. Phí cam kết rút vốn: 1,5%
Trong trường hợp này giả sử khách hàng ký Hợp đồng tín dụng vay số tiền là 1 tỷ đồng trong thời gian 20 năm nhưng trên thực tế chỉ giải ngân 800 triệu đồng. Sau 5 năm khách hàng muốn tất toán sớm khoản vay này, lúc này số tiền phí trả nợ trước hạn theo cam kết rút vốn sẽ là: 1,5% x (1 tỷ – 800 triệu) = 3 triệu đồng.

2. Phí phạt trả nợ trước hạn: 2%
Tiếp tục giả định trên và ngân hàng xác định phí dựa trên số tiền đã giải ngân thì Số tiền phí phải thanh toán cho ngân hàng sẽ là: 2% x 800 triệu = 16 triệu đồng.

Bạn cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có được lựa chọn gói vay mua nhà trả góp lãi suất thấp nhất, chi phí tiết kiệm nhất, chính sách ưu đãi nhất và phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Hãy liên hệ với chuyên gia của VINHOBANKPRO để được tư vấn chuyên sâu các phương án vay an toàn và hiệu quả nhất.

✅: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VINHOBANKPRO
✪: Số ĐKKD: 0315814683 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 25/07/2019
➥: 294B1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM
➥: Chi Nhánh : 80 Phùng Hưng, Phường Phước Long, Tp.Nha Trang, Khánh Hòa
☎: 0937.951.168 - 0917.090.269
✉: vinhobank@gmail.com

[/tintuc]

[tintuc]

Khi có nhu cầu mua nhà, phần lớn người dân đều phải nhờ cậy đến nguồn vốn vay từ ngân hàng. Tuy nhiên, quy trình và thủ tục cần thiết thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn quy trình cho vay mua nhà trả góp đang được áp dụng tại các ngân hàng hiện nay.

1. Vay mua nhà trả góp là gì?

Vay mua nhà trả góp là hình thức vay mua nhà nhưng không cần thanh toán 100% tại thời điểm mua được ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng ứng khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Người vay trả góp ngân hàng để mua nhà có thể vay đến 70% giá trị căn hộ với điều kiện bạn phải thế chấp chính căn nhà đó hoặc dùng những tài sản khác để đảm bảo cho khoản tiền vay.

Hồ sơ vay mua nhà cần có

2. Quy trình vay mua nhà trả góp tại các ngân hàng

Cung cấp hồ sơ vay

Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:

Hồ sơ nhân thân:

CMND/Hộ chiếu;

Hộ khẩu hoặc KT3;

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân...

Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn:

Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu sẵn của ngân hàng);

Hợp đồng mua bán nhà;

Chứng từ nộp tiền các lần đã thanh toán vốn tự có;

Giấy chứng nhận quyền sở hữu & hồ sơ pháp lý của nhà đất dự định mua.

Hồ sơ nguồn thu nhập trả nợ:

Nếu nguồn thu nhập từ lương, phụ cấp và các khoản tương đương: Hợp đồng lao động/sao kê tài khoản nhận lương (Nếu nhận lương chuyển khoản); hoặc bảng lương và xác nhận lương của công ty (nếu nhận lương tiền mặt).

Nếu nguồn thu nhập từ cho thuê tài sản: Hợp đồng cho thuê tài sản; Chứng từ nhận tiền thuê 3 kỳ gần nhất; Giấy tờ pháp lý tài sản cho thuê; Ảnh chụp tài sản cho thuê.

Nếu nguồn thu nhập từ kinh doanh: Giấy Đăng ký kinh doanh hộ cá thể/doanh nghiệp; Giấy tờ thể hiện kết quả kinh doanh: Sổ sách ghi chép bán hàng, báo cáo tài chính công ty, tờ khai thuế & Chứng từ nộp thuế….

Hồ sơ khác:

Nếu bạn đang có khoản vay tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác thì cần chuẩn bị thêm những hồ sơ như hợp đồng tín dụng, sao kê tài khoản thanh toán...

Thẩm định hồ sơ và định giá tài sản đảm bảo

Thẩm định hồ sơ vay vốn & Định giá tài sản đảm bảo

Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ và cung cấp các hồ sơ cần thiết, phía ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ vay của bạn.

Quy trình thẩm định thông thường bao gồm:

Kiểm tra lịch sử tín dụng & điểm tín dụng của bạn

Thẩm định qua trao đổi điện thoại

Thẩm định thực tế nơi cư trú, nơi làm việc/kinh doanh và đi thực địa để định giá tài sản đảm bảo (TSĐB).

Trong quá trình thẩm định, việc định giá TSĐB có thể được thực hiện đồng thời hoặc sau khi có quyết định chấp thuận cho vay. Bộ phận định giá có thể chính là ngân hàng hoặc các công ty định giá độc lập. Giá trị TSĐB được dùng làm một trong những căn cứ để ngân hàng phê duyệt mức cho vay đối với khách hàng. Chi phí định giá có thể do khách hàng hoặc ngân hàng chi trả (tùy theo quy định của mỗi ngân hàng).

Đưa ra quyết định cho vay và tiến hành giải ngân

Nếu hồ sơ của bạn đủ điều kiện vay vốn, phía ngân hàng sẽ gửi đến bạn thông báo cấp tín dụng và tiến hành các thủ tục liên quan tới việc thế chấp tài sản đảm bảo và giải ngân khoản vay:

Trường hợp đã hoàn thành thủ tục sang tên:

Các bên ký hợp đồng thế chấp công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện, hoặc tỉnh/thành phố) và ngân hàng giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu (Sổ đỏ, sổ hồng...) trước khi giải ngân cho khách hàng.

Trường hợp chưa hoàn thành thủ tục sang tên:

Bên mua, bên bán và ngân hàng ký thỏa thuận 3 bên về việc giải ngân phong tỏa sổ tiết kiệm/mở tài khoản tạm khóa đối với khoản tiền giải ngân cho bên mua. Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng giải ngân khoản vay vào sổ tiết kiệm/tài khoản tạm khóa đứng tên bên bán và phong tỏa toàn bộ số tiền này trong quá trình hai bên mua bán thực hiện thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng sẽ giải tỏa sổ tiết kiệm/tài khoản tạm khóa cho bên bán sau khi bên vay vốn (Bên mua) ký hợp đồng thế chấp công chứng và thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định.

Giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng... để đảm bảo khả năng thu nợ.

Thanh lý hợp đồng là bước cuối cùng trong quy trình cho vay mua nhà trả góp. Chỉ khi nào khách hàng trả hết nợ và lãi cho ngân hàng thì khi đó quy trình cho vay mới kết thúc.

Đưa ra quyết định cho vay và tiến hành thủ tục giải ngân

Sai lầm thường gặp khi vay mua nhà trả góp

Xác định khoản vay chưa hợp lý

Các gói vay hỗ trợ mua nhà được các ngân hàng và công ty tài chính cung ứng thường được vay lên tới 70% hoặc 90% giá trị căn hộ, nhưng trước khi quyết định vay bạn cần cân nhắc kỹ về vấn đề thu nhập cá nhân với khoản vay mong muốn và khả năng trả nợ hàng tháng. Để hạn chế áp lực của việc trả nợ lên chi tiêu hàng tháng của gia đình, nên chọn gói vay mà việc trả nợ chiếm khoảng 30 – 40% tổng thu nhập trong tháng.

Lựa chọn thời hạn vay chưa phù hợp

Không ai muốn phải vay nợ và trả lãi trong thời gian dài. Vì vậy, nhiều người chọn gói vay ngắn hạn, để rút bớt thời gian nợ ngân hàng. Nhưng điều này lại gây áp lực tài chính hàng tháng cho bạn, đặc biệt là nếu bạn có thu nhập không ổn định hoặc có rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến thu nhập chung.

Bạn nên tính toán kỹ thu nhập thực tế và số tiền vay ngân hàng để cân nhắc thời hạn vay vốn phù hợp nhất.

Không nắm rõ quy định về lãi suất

Hàng tháng, bạn sẽ phải trả một khoản lãi suất không nhỏ cho ngân hàng, nhưng khi vay, hầu hết khách hàng chỉ quan tâm đến lãi suất ưu đãi trong giai đoạn đầu tiên Nhưng hầu hết các khoản lãi suất ưu đãi chỉ được duy trì trong thời gian đầu của khoản vay (tối đa là 3 năm) sau đó lãi suất được thả nổi, thay đổi theo biên độ. Do đó, khách hàng cần tìm hiểu kỹ trước khi vay vốn để tránh trở thành con nợ của ngân hàng và các tổ chức tài chính

Đọc không kỹ hợp đồng

Khi được vay, cảm giác nhận được tiền dễ làm người vay chủ quan và thoả hiệp với các điều khoản trên hợp đồng tín dụng và các hợp đồng khác. Nhiều khách hàng đọc không kỹ hoặc không hiểu hết các nội dung trong hợp đồng mà dẫn đến nhiều rủi ro liên quan đến chính quyền lợi của mình.

Vậy nên, trước khi đặt bút ký hợp đồng bạn cần nhờ luật sư hoặc những người am hiểu về kinh tế xem và giải thích rõ ràng, đàm phán những điểm bất hợp lý với ngân hàng/các tổ chức tài chính. Sau khi ký, bạn cần phải giữ 01 bản hợp đồng (có đầy đủ chữ ký, con dấu, dấu giáp lai của ngân hàng nơi bạn vay vốn).


✅: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VINHOBANKPRO
✪: Số ĐKKD: 0315814683 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 25/07/2019
➥: 294B1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM
➥: Chi Nhánh : 80 Phùng Hưng, Phường Phước Long, Tp.Nha Trang, Khánh Hòa
☎: 0937.951.168 - 0917.090.269
✉: vinhobank@gmail.com

[/tintuc]

Thông Tin

Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn